
Cách chăm sóc Cá Hải Tượng khổng lồ đến từ Amazon chuẩn nhất
Cá Hải Tượng không còn là cái tên quá xa lạ với những người sành nuôi cá cảnh. Đây là dòng cá sống ở môi trường nước ngọt có kích thước khổng lồ. Nuôi bạn cá này làm cảnh đang được yêu thích và để hiểu rõ hơn về giống cá này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Xuất xứ của cá hải tượng lớn nhất thế giới
Cá Hải Tượng là dòng cá khá nổi tiếng đến từ lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ, nên chúng còn được gọi với cái tên là cá Hải Tượng Amazon hơn cái tên khoa học của chúng Arapaima. Tuy là giống cá nước ngọt, nhưng bé cá này được đưa vào danh sách những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Những người sành cá vẫn thường nhắc đến chúng là một giống cá Hải Tượng khổng lồ.
Loài cá này được nuôi nhiều nhất ở Brazil và Peru, được chăm sóc theo hướng cho chúng tự phát triển. Việc nuôi giống cá này làm cá cảnh khá nổi tiếng tại các quốc gia ở Nam Mỹ. Sau này, nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, thì những bé cá này dần trở nên nổi tiếng và được yêu thích.

2. Đặc điểm chung của cá hải tượng giống cá khổng lồ

2.1. Ngoại hình bắt mắt của cá Hải Tượng
Điểm nổi bật nhất của dòng cá này chính là khuôn miệng rộng. Miệng của chúng được tạo thành từ hai mảnh xương lớn ghép khít lại với nhau. Hàm trên của cá có 32 răng và 35 cái ở hàm dưới. Ở giống cá Amazon này có tồn tại xương lưỡi, tuy nhiên chúng lại rất ít khi cử động. Cá Hải Tượng có trọng lượng tối đa khoảng 200kg.
Chúng có dáng bơi rất mạnh mẽ. Phần đầu dài và dẹp bằng với thân, thân hình dài có hình trụ dẹp dần dần về phía đuôi. Vây lưng và vây hậu môn cũng lệch về phía đuôi.
Ống tiêu hóa của chúng rất ngắn. Toàn cơ thể có các đốm nhỏ màu cam, số lượng màu cam ít nhiều thì tùy thuộc vào giới tính và tuổi của cá.
Cá có kích thước to lớn. Điều đặc biệt của chúng là không phụ thuộc quá lớn vào không khí để hít thở. Ngoài ra, mang của chúng còn có một bao bóng gồm các mô phổi cho phép chúng có thể giải nén oxy từ không khí. Chúng phải hít thở không khí từ 5 đến 15 phút một lần.
Đa phần loại cá cảnh này có một bộ vảy màu ghi sáng, ánh chút xanh lơ khi bơi lội trong nước. Đặc biệt ở phần bụng có lớp vảy điểm chút sắc đỏ, càng về cuối đuôi thì màu đỏ thể hiện càng rõ. Bởi thế mà nhiều người đùa rằng, mỗi khi cá Hải Tượng bơi thì trông chúng như đang có dung nham trên mình vậy. Trông thực sự rất kỳ ảo!

2.2. Môi trường sống
Cá Hải Tượng là dòng cá có kích thước cơ thể rất lớn, chính vì vậy việc tạo không gian sống hợp lý cho chúng là một điều vô cùng cần thiết.
- Thứ nhất, kích thước bể nuôi là điều mà những người nuôi cá này phải đặc biệt chú ý. Thông thường một bể nuôi cá phải có diện tích là 4x4m hoặc có thể hơn (với kích thước này có thể chứa khoảng hơn 600 lít nước).
- Giống cá này là dòng cá rất khỏe, chính vì vậy các bạn cần làm nắp, tránh việc cá nhảy ra ngoài.
- Thứ hai, môi trường nước cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của cá.
- Bạn cá này sống ở khu vực tầng giữa và tầng đáy, chúng không cần quá nhiều oxy.
- Tuy nhiên, với đặc điểm cứ 15 - 20 phút chúng lại ngoi lên trên mặt nước để thở, các bạn không nên cho lượng nước trong bể quá đầy.
- Lưu ý, hàng tuần các bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần để đảm bảo vệ sinh môi trường nước.
- Khi thay nước trong bể chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 nước cũ và bơm thêm nước mới. Tránh trường hợp cá sốc môi trường mới bị chết.
2.3. Khả năng sinh sản
Cá Hải Tượng đẻ trứng, kích thước của trứng lớn từ 2,5 - 3 mm và độ tuổi sinh sản của chúng khoảng 4 đến 5 tuổi. Quá trình sinh sản thường diễn ra vào tháng mưa ( từ tháng đến tháng 11).
Trong một năm, chúng có thể sinh đến 6 lần. Cá con 1 tuổi nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng thì với điều kiện tự nhiên chúng có thể có trọng lượng từ 12 đến 15kg.
Khi cá đến tuổi trưởng thành thì sẽ giao phối. Cá thường đẻ ở trên tổ cát, sau đó cá đực sẽ bắn tinh trùng lên trứng.
Cá đực ngậm ấp trứng trong miệng khoảng tháng 1 đến tháng 4. Khi tháng 5 bắt đầu mùa mưa, nước ao hồ dâng lên thì trứng sẽ nở thành cá con. Cá đực và cái có nhiệm vụ chăm sóc con cái của chúng.
2.4. Cách phân biệt cá Hải Tượng và Cá Tai Tượng
Do sự giống nhau về tên gọi, nhiều người lầm tưởng rằng cá Hải Tượng là cá tai tượng Châu Phi, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cá tai tượng Châu Phi (hay còn gọi là cá heo lửa) có bề ngoài hung dữ nhưng thực ra chúng lại rất hiền. Chiều dài của chúng chỉ khoảng 0,5m, trọng lượng khoảng 3kg (khi trưởng thành). Điểm đặc biệt của loài cá cảnh này là chúng có bộ não khá phát triển. Chúng nhận diện được gia chủ, mỗi khi gia chủ đến gần, chúng sẽ có những hành động như mừng rỡ, quấn quýt.
So sánh về màu sắc:
Cá Hải Tượng: màu chủ đạo là màu vàng ghi, trên thân có lớp vảy rất to màu đỏ hồng đậm, lấp lánh màu xanh lơ tối. Vây ở lưng, cổ và đuôi chủ yếu là màu đỏ đậm.
Cá Tai Tượng Châu Phi: mỗi dòng có màu khác nhau, tuy nhiên nhìn chung trên thân của chúng thường có 1 màu nền và nhiều đốm màu khác kết hợp, như nền da màu cam đốm đen hoặc nền nâu đậm đốm cam sáng.
3. Kinh nghiệm chăm sóc cá hải tượng chuẩn nhất
3.1. Hồ nuôi cá Hải Tượng
Để nuôi giống cá này, bạn cần thiết kế hồ nuôi có kích thước lớn vì tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Bể nên dài và rộng 4m*4m, có thể chứa tối thiểu 600 lít nước.
Nên xây thêm nắp đựng để tránh tình trạng cá nhảy ra ngoài. Vì cá có tập tính 15-20 phút sẽ ngoi lên mặt nước một lần để thở nên bạn không được đổ nước quá đầy bể, chỉ được 2/3 bể để giúp cá có không khí trao đổi.
Điều kiện môi trường nước lý tưởng cho em cá này là nhiệt độ nước phải đảm bảo ở mức trên 24 độ C và dưới 30 độ C; pH = 6 - 7; dH = 9 - 10.
Đặc tính của cá thích sống ở tầng đáy và giữa nên nhu cầu về oxy của loài cá này không cần cao, vì vậy nên bạn không cần sử dụng máy sục khí thường xuyên hay cho nhiều cây vào bể.
3.2. Thức ăn phù hợp cho cá Hải Tượng
Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các động vật nhỏ hơn như các loài cá tạp, thịt của động vật đã được sơ chế qua thành từng miếng nhỏ, các loài giáp xác như tôm, tép, cua. Lượng thức ăn cá này có thể tiêu thụ trung bình 5kg/con với cá đạt chiều dài khoảng 1,5m.
Ngoài những loại thức ăn trên, em cá này cũng có thể ăn những thức ăn trộn sẵn có bán trên thị trường nhưng phải có độ đạm 40%.
4. Các bệnh cá hải tượng hay mắc phải và cách phòng tránh hiệu quả
4.1. Nấm vảy, nấm đuôi
Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến ở giống cá này. Bởi vì những bào tử của nấm nằm trong bể cá thường phát triển mạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hay khi độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân khiến cá của bạn dễ bị nấm vảy, nấm đuôi. Những bào tử này sẽ xâm nhập vào cơ thể cá và gây bệnh khi cá bị căng thẳng, bị thương hay bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm.
Cá bị nhiễm bệnh có thể do các nguyên nhân sau:
- Chất lượng nước trong bể kém.
- Vệ sinh bể không sạch.
- Có cá chết trong bể hay sự phân hủy của những chất hữu cơ khác.
- Cá bị tổn thương hoặc cá đang có những bệnh khác.
- Lây bệnh từ cá nhiễm bệnh khác.
Phòng bệnh:
- Bạn nên quan tâm môi trường nước để bể cá luôn sạch sẽ. Khi thay nước cho cá bạn nên nhỏ một vài giọt thuốc tím vào trong nước, vừa giúp cân bằng độ pH trong nước giúp sát khuẩn.
- Khi mua cá mới về nuôi thì nên để cá mới ở một bể khác khoảng 2-3 ngày và theo dõi, nếu thấy cá không có biểu hiện lạ thì mới cho cá vào bể chung với các loài cá khác.
Trị bệnh:
- Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh.
- Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá lên 30-32 độ C.
- Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20l nước và thay nước liên tục một ngày một lần. Đối với các bể cá lớn, nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 - 40 l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí, sưởi và thuốc như trên.
- Hoặc cũng có thể dùng tetracyclin, muối trắng, thuốc chuyên trị bệnh nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh như tetra nhật, Bensol, thuốc đặc trị nấm BIO-KNOCK Số 2 của Thái Lan.
4.2. Cá Hải Tượng bị mỏ neo
Bệnh mỏ neo do trùng mỏ neo gây ra, chúng thuộc giống Leronaea. Khi bị bệnh, cá sẽ bơi lội không bình thường, chậm chạp và kén ăn. Trên cơ thể xuất hiện các vết nhỏ màu đỏ, một số ký sinh trong miệng khiến miệng cá sưng lên khiến chúng không đóng kín được và cũng không ăn được.
Phòng bệnh:
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trước khi thả cá nên dùng lá xoan bón lót xuống ao với lượng 0,2 - 0,3 kg/m3 nước để diệt ấu trùng của trùng mỏ neo có trong ao.
Trị bệnh:
- Thay nước: Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.
- Ngâm lá xoan trong ao: Dùng lá xoan 0,4 - 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều oxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết.
- Tắm cá trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 - 12g/m3 tắm từ 1 - 2h ở nhiệt độ 20 - 30 độ C.
4.3. Cá Hải Tượng bị sình bụng
Cá Hải Tượng bị sình bụng chính xác là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra từ mãn tính đến cấp tính. Khi mắc bệnh, bụng cá căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên trông giống như quả thông.
Những nguyên nhân gây ra bệnh sình bụng ở cá:
- Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
- Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
- Bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.
- Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.
Phòng bệnh:
- Gắng giữ nước ấm (nhiệt nước tầm 20-26 độ C, tức là nhiệt độ quanh chỗ nuôi tầm 25-30 độ C là tốt).
- Cho ăn vừa đủ.
- Thay nước đều đặn, cho thêm vài hạt muối hột/hũ nuôi chó ngừa mầm bệnh.
Trị bệnh:
- Cho muối hột (1 muỗng cà phê/2 lít nước nuôi).
- Có thể cắm nhiệt hoặc bật đèn vào 1 góc hồ để giữ ấm nước trong khoảng 20-26 độ C. (thử cho tay vào nước thấy không lạnh hay không nóng) là ổn.
- Ít cho ăn. Ăn đồ khô hay trùng chỉ nếu không rửa sạch thì dễ bị bệnh.
- Không xài sủi oxy hay bật máy lọc. Con cá bơi không nổi mà tạo lực ép bơi thì càng trầm trọng.
5. Cá hải tượng con giá bao nhiêu
Cá Hải Tượng là dòng cá đang nằm trong danh sách được bảo tồn. Vì vậy, việc để nhập và nhân giống em cá này ở Việt Nam còn khá hiếm. Nên giá cá Hải Tượng con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung mức giá cá Hải Tượng con còn khá cao.
Để sở hữu được em cá này, người chơi phải chi trả một số tiền khá lớn, số tiền có thể từ vài trăm cho đến vài triệu đồng tùy thuộc vào kích cỡ của cá.
Dưới đây là bảng giá tham khảo cá Hải Tượng con phân theo kích cỡ:
- Cá có chiều dài khoảng 10cm: dòng cá này